Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

Ba năm là sinh viên



          1. Mấy lời nói đầu.
         
Tôi viết cuốn Tự truyện "Thời Sinh viên" ghi nhớ 6 năm học ở Kiev-Ukraine từ khi lên đường 8/1972 đến khi về nước 8/1978 để đăng trang Facebook "Chi Hội Kiev Việt Nam...". Tôi xin phép đăng dần cho bạn đọc Blogspot.com và cùng chia sẻ những năm tháng tươi đẹp sống ở Kiev từ 8/1972-8/1978 của chúng tôi.
Đây là dữ liệu xa xôi thời Liên Xô cũ mà chúng ta kết hợp đăng và chia sẻ. Trường Đại học Xây dựng Kiev (KIXI) là nơi đến học và Kiev là điểm đến.
Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang đứng
Tác giả chụp cùng vợ và con gái

          2. Cuộc Đi Xa
          Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp triệu tập chúng tôi đi học nước ngoài. Thành ra tên tôi bị gạch khỏi số sinh viên đỗ vào trường ĐHBK Hà Nội.
Tập trung ở Đông Anh đêm hôm xuất phát. Hôm sau phiên chế đi ngay Nơi này sau là Khu nhà cao tầng dành cho Lao động xuất khẩu trước khi đi nước ngoài ở tập trung nhận Đội và học chính trị.
          Xe ca đưa chúng tôi lên Đại Từ-Thái Nguyên ngay và dừng vào nhà dân ở học chính trị. Sau đó vài ngày đi tiếp theo Quốc lộ 279 lên Đồng Đăng. Lại ở học tiếp chính trị chờ lên tầu sang Trung Quốc.
          Tôi được chỉ định làm Phó đội lưu học sinh. Chia làm nhiều đội. Toàn 10C còn ở cùng 1 đội với tôi. Nhiều bạn 10C như Ngô Thu Hà, Phan Chiêm Hải, Nguyễn Thị Thanh Tùng, Phạm Thị Ngọc, Trần Thị Phước, Nguyễn Hồng Thúy, Nguyễn Thị Thanh Bình (8A)... đi cùng Đoàn. Chật mấy toa tầu hỏa.
          Trước khi lên tầu hỏa sang Trung Quốc mỗi người vét tiền mua 1 tô phở ăn rất ngon. Xong là đi.
          Anh lái tầu hỏa đưa sang một đoạn thì lái tầu người Trung Quốc lên thay, đã đến địa phận của Trung Quốc.
          Đất nước Trung Hoa rộng mênh mông và hiếu khách. Tuy nghèo song chúng ta vẫn cho lưu học sinh ăn cơm trên tầu đủ dinh dưỡng. Còn vài tệ mua nước cam uống, lưu niệm kéo con, cắt móng tay, bút kim tinh...
Bốn ngày đi qua Trung Quốc là vui. Lúc bấy giờ: "Việt Nam - Trung Hoa..." ấy mà.
          Song quan hệ Trung - Nga căng thẳng. Đánh nhau ở biên giới. Do đó đi qua thấy rất khủng khiếp. Tôi rất sợ. Hàng rào chống tăng dài hàng cây số, vọng gác cao mấy chục mét. Vùng trắng hàng cây số không một bóng chim.
          Người Nga lục soát thu hồi họa báo Trung Quốc và cho xuống tầu thay bánh rộng hơn để đi tiếp.
          Cơm bữa tiếp theo muộn mọi người đói lả. Bánh mỳ, canh dưa chuột muối trên lèo tèo giò thái chỉ. Ta vẫn tiết kiệm, song ăn rất ngon. Tôi có cảm giác đủ chất hơn cơm Tầu. Nga họ nặng về chất lượng.
          Thế nên Đoàn 60 người đến Kiev là chia cho mỗi người 10 rúp tiết kiệm tiền ăn để tiêu mấy ngày đầu. Vui.
          Ga Kiev rộng và nổi tiếng. Đi qua Ga về phía cổng sau có ô tô buýt chờ sẵn về Ký túc xá. Chúng tôi vào Hội trường Ký túc xá tầng một chia làm nhiều lớp. Tôi lên lớp trưởng. Lớp có mỗi 8 người:
1. Sơn, 2. Hùng, 3. Hải, 4. Hiện. 5. Khánh 6. Chiến 7. Một bạn từ Nghệ An 8. Nam
          Bà Emma Vaxilievna nhận chủ nhiệm lớp dạy Nga văn.
          Anh Tuyến sinh viên năm thứ 2 nhận đỡ đầu.
          Thế là chia chỗ ở. Hai người Việt ở chung với 2 người Ukraine. Bốn người 1 phòng, công trình phụ, bếp gar chung.
          Có nhà ăn cho sinh viên, cho công nhân, buphe ở tầng 1. Khuyến khích ăn cơm nhà ăn một năm.
          Học tiếng Nga ngay 2 tuần liền ngay trong Ký túc xá, chỉ học Nga văn.
          Học bổng 60 rúp phát ngay tháng 9 nên rất vui.
          Mỗi bữa khuyến cáo ăn không quá 50 kopech (1/2 rúp).

          3. Năm Dự Bị Đại Học
         
Tháng đầu tiên và năm đầu tiên học bổng là thứ mà chúng tôi dùng để sống hàng tháng có 60 rup. Chưa dám nấu ăn nên ăn cơm trong Nhà ăn của sinh viên hay Nhà ăn của công nhân. Dưa hấu bán rẻ, sữa hộp (giống sữa Ông Thọ), bánh mỳ, ... mua ăn trừ bữa là thường. Anh nào cũng khỏe lên nhiều. So với ở trong nước thì khẩu phần đã khá hơn nhiều.
          Bạn mua cho mỗi người quần áo ấm. 1 Áo măng tô, 1 bộ comple, 1 áo len, 1 khăn len, 1 đôi găng tay, 1 mũ lông, 1 đôi giày tây, 1 đôi giày Đông...  Gói quần áo ấm trong vòng 200 rup. Thật là quý giá.
          Năm đầu tiên là năm dự bị đại học. Học một tháng ở trong ký túc xá, sau đó lên phố học. Đi xe ô tô điện số 8 hay số 9 đều được. Tòa nhà của Khoa Dự bị đại học là một ngôi nhà cao tầng có nhiều phòng học. Chúng tôi học Nga văn, Toán, Lý, Hóa, vẽ kỹ thuật... vài môn thế thôi là xong. Nhẹ hơn chương trình phổ thông.
          Bà giáo dạy toán nể thằng Khánh nhất lớp. Nó giỏi toán, hình như trong nước đi thi học sinh giỏi toàn quốc rồi thì phải. Người Hải Phòng.
Phạm Quân, Trần Quang Điện lớp ASn sau này cũng là người Hải Phòng. Nay 2 người này vẫn đang ở Hải Phòng.
          Lớp của tôi có: Sơn (lớp trưởng), Hùng, Khánh, Hải, Hiện, Nam, Chiến và 1 bạn nữa quên tên. Cả thảy 8 người lớp dự bị đại học.
          Mọi người chăm chỉ học hành. Thầy dạy môn Lý là hắc nhất, là Phó Giáo sư. Môn Lý vì thế giải nhiều bài tập Lý khó. Thi Lý có bạn chủ quan như Khánh chỉ được 3 điểm. Tôi khá hơn cũng chỉ đạt 4 điểm...
          Thế mà thằng Báu ở Kishinhiop học Vật Lý hạt nhân, giỏi thật, chuyển tiếp sinh.
          Thi môn Nga văn Nữ được khen hơn Nam. Song tôi được 5 điểm như Toán, may thôi.
          Đang học thì chị Nhung từ Matxcova đến thăm. Chị ở nhờ nhà chị Mai ở Ký túc xá trường đại học Tổng hợp khá xa chỗ chúng tôi ở. Tôi theo chị đi xe buýt đến cho biết nhà và rỗi là đến chơi với nhau. Chị em đi vào trung tâm thành phố đi dạo, xem triển lãm...
          Tôi có nghe lời ai đấy sang thăm Ngô Thu Hà học Khoa Dự bị trường Tổng hợp. Khoa dự bị thì ở gần nên tôi đến thăm dễ dàng.
Bạn cùng lớp 10C có Nguyễn Hồng Thúy. Song khác lớp dự bị.
Lớp tôi toàn Nam
          Bà Emma có cho đi tham quan Công viên (Vườn Thực vật), trong có nhiều cây táo và lê, mận hái ăn không ai bắt. Tôi hay để vào cặp đem về nhà.
Cũng có lần gác nông trang tóm tôi, tôi phải đổ táo ra khỏi cặp trả cho họ. Họ đem chó theo, canh chống trộm.
          -Mấy quả này thì không sao, gác là chống họ hái trộm đem đi bán cơ. Ông gác nông trang nói đỡ lấy lòng.
          Thành phố Kiev rộng và đẹp. Đường phố có vỉa hè thoáng mát. Tôi có gặp Nguyễn Thị Thanh Bình là cùng lớp 8A với tôi. Bình sau về nước trước hạn bị kỷ luật.
          Mùa Đông đầu tiên chúng tôi ở Kiev nghỉ Đông không đi nghỉ. Hình như chương trình Nga văn lo học cho kết quả đã. Thỏa thuận như vậy với bà Emma Vaxilievna. Tuyết, rét thì đã có quần áo ấm và giày lông.
          Năm thứ nhất kết thúc. Hè chúng tôi về Nông trang lao động hái hoa quả. Làm 1 tháng liền.
          Tôi lên Đội trưởng Đội Lao Động Nông Trang. Anh em có đi đá bóng với đội bóng nông trang giao hữu.
          Thường là đá với nhau cho vui. Ở xa Kiev.
          Nông trang tặng Đội Lao động 1 giấy khen.
          Về Kiev, chúng tôi được đi nghỉ ở Nhà nghỉ Nhemirop tỉnh Vinhitxa 1 tháng.
          Bơi thuyền, bóng bàn, cầu lông, xem phim, ... giải trí.
          Cái Hường bị ốm phải nhập viện. Nó đúp 1 năm.
          Thế là Hồ Thị Hà mới được học năm thứ nhất với chúng tôi.
          Chia tay nhau. Thúy đi Peterburg học tiếp năm thứ nhất.
          Thu Hà đi Odetxa học trường đại học Bách Khoa.
          Tôi được ở lại Kiev học khoa ACn.
          Năm thứ nhất Dự bị đại học nhiều khi là năm nhiều kỷ niệm nhất là còn 60 người học cùng khóa. Sau này mỗi khóa có 8 người 1 Khoa cùng học với nhau buồn hơn nhiều.
          Năm Dự Bị trôi qua, chỉ có Sơn, Hùng, Hiện là ở lại Kiev học năm sinh viên thứ nhất khoa ACn trường KIXI.
          Các bạn: Hải, Khánh, Chiến, Nam... đi thành phố khác học tiếp năm thứ nhất.
          Chia tay Lớp tôi giữ được cuốn An Bum ảnh Đơn vị tặng lớp Dự bị Đại học vì là Lớp tưởng.
          Cuốn An Bum này nay hãy còn và đã cũ rích.
          Hiệp định Paris về Việt Nam ký kết đầu năm 1973, chúng tôi vui vẻ là Công dân Việt Nam dân chủ cộng hòa tiếp.
          Bên mẹ tôi có cậu Lý Văn Sáu dự Hội nghị Paris về Việt Nam là Phát ngôn viên Chính phủ Lâm thời CH miền Nam VN.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người
Thẻ Sinh Viên
          4. Sinh Viên Năm Thứ Nhất Khoa ACn.
          Tám chúng tôi được giữ lại Khoa ACn (Tự động hóa sản xuất - xây dựng) là trong số 60 người học dự bị đại học ở Kiev. Số còn lại đi các thành phố khác học tiếp năm thứ nhất. Cái Hường nằm viện và được học năm thứ nhất sau 1 năm. Thế là 9 người được giữ lại trường đại học Xây dựng thì 8 người nhập học năm thứ nhất, 1 người nghỉ ốm.
          Mọi người luyến tiếc song đều phải chấp hành. Nhiều trường Đại học ở Kiev mà số tốt nghiệp khoa Dự bị đại học không ai được ở lại ngoài chúng tôi. Ông Nhu người của Sứ quán đến thăm Trường và có cám ơn Trường đã đào tạo chúng tôi xét đỗ và cho lên học năm thứ nhất. Tặng trường 2 cái tranh sơn mài.
Khoa Dự bị đại học của Trường Đại học Tổng hợp cũng ra trường. Thu Hà 10C đi Odetxa học trường đại học Bách khoa.
          Trong việc bố trí đi học tiếp ông Nhu lo cho từng sinh viên theo nhóm mua vé tầu và đi khỏi Kiev. Thúy 10C đi Peterburg.
          Chúng tôi được ở lại phấn khởi. Vẫn là cái Ký túc xá ấy, ký túc xá số 5, bốn người một phòng. Tôi ở với Phạm Quân. Lớp cũ còn Sơn (tôi), Hùng, Hiện.    Bổ sung Hà, Long, Quân, Điện, Triều là người ở các lớp khác.


          Tôi là lớp trưởng 8 sinh viên Việt Nam khoa ACN (Tự động hóa sản xuất xây dựng) trường ĐH Xây dựng Kiev khóa 1973-1978. Danh sách 8 người cùng lớp là:
1.     Nguyễn Đông Sơn (tôi) từ Hoàn Kiếm (Đống Đa), Hà Nội (gốc Nghệ An)
2.     Đinh Mạnh Hùng từ Hà Đông, Hà Nội (Hà Nội gốc)
3.     HỒ THỊ HÀ Từ Vinh, Nghệ An
4.     Trịnh Giang Long từ Nam Đàn, Nghệ An
5.     Phạm Quân từ Hải phòng
6.     Nguyễn Tiến Triều từ Đức Thọ Hà Tĩnh
7.     Trần Quang Điện từ Hải phòng
8.     Hoàng Văn Hiện từ Thái Nguyên (gốc Thái Bình)
          Tôi có thuận lợi là đoàn kết được những người cùng quê Nghệ An (Sơn, Hà, Long), Hà Nội (Hùng), Hà Tĩnh (Triều), Hải Phòng (Quân, Điện), Thái Bình (Hiện).
          Học Toán là Giáo sư dạy. Hùng học giỏi Toán nhất lớp. Hà thì học toàn diện. Cơ học lý thuyết thì Triều học giỏi... Tôi có nghiên cứu khoa học.
           Thầy có học hàm nhiều. Inoxop Giáo sư dạy Điện. Một Giáo sư Xmưxlop dạy thủy khí động lực. Nhe Traiev giáo sư dạy điện tử công nghiệp, Phó Giáo sư Pukho dạy Tự động hóa, Cơ học lý thuyết do Phó Giáo sư Dzuraven dạy... Đấy là tôi nói chung chung. Năm thứ nhất nhiều môn chưa học.
          Vẽ kỹ thuật cũng do Giáo sư dạy.
          Hiệu trưởng là ông Vetrop Iuri Alechxandrovich.
          Học bổng lên 70 rup 1 tháng.
          Mùa Đông trường cho đi tham quan Matxcova, đây gần như là một chương trình cho tất cả sinh viên năm thứ nhất người Việt Nam. Chúng tôi lại gặp nhau ở Matxcova trong Ký túc xá trường Đại học kinh tế Quốc dân Plekhanop, nơi Ngọc đang học năm thứ nhất. Thúy, Hà, Tùng... cùng gặp tôi ở nhà Ngọc.
          Ngọc khoe có người yêu rồi. Sau này Hà Odetxa, Tùng Peterburg đều khoe như vậy. Phước con gái ông Tế Hanh thì tôi đến nhà ở Peterburg mà không gặp...
          Thúy thì tôi nhường cho Bình người Vĩnh Phúc.
          Chúng tôi thăm cung điện Kremlanh, lăng Lê Nin...
          Thủ tướng Phan Văn Khải hình như nguyên sinh viên trường Kinh tế quốc dân Plekhanop.
          Thăm anh Cóng con rể dì Đô là nghiên cứu sinh ở trường đại học Tổng hợp Lomonoxop. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng là nghiên cứu sinh của trường này.
          Trời rét. Tôi thấy may mà mình học ở Kiev có ấm hơn,. Matxcova rét quá.
Khu thể thao Luznhicki của Matxcova rộng nằm trên đường đến trường đại học Lomonoxop có bể bơi, sân vận động..., trông rõ từ trên xe buyt.
          Một chuyện xúc động là khi mình đi trong Lăng Lê Nin có bị hụt chân ngã, anh Hồng quân gác kịp thời đỡ dậy lúc chưa ngã và tranh thủ xem trong túi có cái bao kính hơi cộm. Cả hai đều ngượng. Kính đeo cũng không rơi. Ông Lê Nin mặc comple đi giày nằm trong lồng kính không cao và đậm người.
          Nhiều người có công được chôn ở chân thành Kremlanh sau lăng cho chúng tôi đi qua viếng.
          Thủ đô Liên xô cũ là nơi lần nào đi công tác sang đều xuống máy bay ở sân bay Seremenchevo và được nghỉ lại tham quan vài ngày trước khi về địa phương làm việc.
          Cung điện Kremlanh là nơi công cộng cho du khách vãng lai thăm khi đi công tác qua.
          Chính phủ Liên Bang thì vẫn làm việc bên trong. Thỉnh thoảng thấy xe con các tướng phóng qua. Họ khoe sao.
          Tham quan Maxcova xong thì quay về Kiev học tiếp học kỳ 2.
          Năm thứ nhất chúng tôi học giỏi. Thầy cho điểm toàn 5 (10) lấy lòng. Năm học 1973-1974.
          Tháng thực tập lắp điện nhà chung cư, chúng tôi lắp ổ cắm điện, công tắc...nhà cao tầng. Thợ cả người Nga mới được lắp công tơ cho các hộ trong tầng.
          Hùng sơ suất làm mất ngay cái kìm điện mới được phát thế là hết cả hy vọng. Làm mất công cụ lao động là bị nhắc nhở ngay, may không phải đền.
          Việc này trường không biết là do thợ cả giấu hộ không làm ồn ào.
          Đại sứ quán khen. Trường cho đi nghỉ Odetxa 24 ngày liền.
          Lúc này Hà có cảm tình, thích đi ngắm mặt trời mọc trên biển...
          Tôi nhường cho Hùng, anh ta nghe lời yêu một dạo. Tiến Triều cũng sa vào tình cảm với Hà. Cô ta khỏe, học giỏi, song bố mất về Việt Nam chịu tang rồi sang học tiếp. Chạy chọt giỏi phết. Sau này Hà lấy anh Trì cựu sinh viên trường ĐH Tổng hợp Kiev.
          Tham gia cầu lông. Hà đánh khá. Bóng bàn, Cờ vua, bơi biển Odetxa rất vui. Tôi chơi được.
          Mọi người đều khỏe lên trông thấy sau nghỉ hè.
          Thăm Ngô Thu Hà ở đại học Bách khoa Odetxa. Thăm Hậu, Huệ và các bạn học trường Đại học Xây dựng Odetxa. Có chụp ảnh chung. Làm quen 2 nữ sinh viên nhạc viện Odetxxa.
          Cô Alla Alechxandropna là giáo viên Nga văn. Cô dạy Nga văn luôn 5 năm sinh viên coi như cô chủ nhiệm.
          Là sinh viên năm thứ nhất tôi lo học, chưa dám yêu ai. Cũng chỉ được 2 năm đầu chưa biết tình yêu là gì.
          Tôi cùng anh chị em vui vẻ học qua 1 năm suất sắc.
          Đại sứ quán Việt Nam dân chủ cộng hòa ở Matxcova tặng giấy khen.
          Liên Bang Cộng hòa XHCN Xô Viết do Tổng Bí Thư Leonit Ilich Breznhep người Ukraine cầm quyền.


          5. Sinh viên năm thứ hai ở Kiev
          Năm học thứ ba ở Kiev chúng tôi là sinh viên năm thứ 2 khoa ACn trường KIXI. Ba năm học thì năm học 1972-1973 chúng tôi là sinh viên năm dự bị đại học. Năm học 1973-1974 là sinh viên năm thứ 1 và năm học 1974-1975 mình là sinh viên năm thứ 2.
          Có học bổng 70 rúp 1 tháng nên lo học hành.
          Mùa Đông thứ ba sang năm 1975 chúng tôi đi nghỉ ở Nhà nghỉ Hemirop tỉnh Vinnhitxa mà năm dự bị hè đã nghỉ. Mùa Đông nghỉ vui hơn và được ở khu nhà cao tầng. Hè năm đầu tiên chúng tôi nghỉ ở khu biệt thự cũ từ thời Nga Sa Hoàng thấp hơn. Phòng cho 2-3 người có công trình phụ khép kín. Không có bếp do khu nghỉ mát có nhà ăn riêng.

          Tết đón xuân 1975, xuân đại thắng, chúng tôi đón với các bạn Mông Cổ. Cũng học nhảy slow, hôn môi nhau, yêu nhau. Song vẫn chưa vượt qua giới hạn. Hai nước cùng ăn Tết mặt Trăng âm lịch do trường KIXI tổ chức.
          Sinh viên quốc tế cùng nghỉ thì tụ tập ở sảnh khách sạn (Nhà nghỉ) liên hoan. Tất nhiên là chúng tôi ăn Tết riêng. Song có mấy bạn ra sảnh nhảy vì cũng có nhạc nhảy, một số thức ăn tôi mua ăn Tết thêm mới được mấy cậu Việt Nam sung công cho họ (số sinh viên quốc tế) vui vẻ. Thế là do đóng góp, tôi giữ được là cán bộ đoàn Thanh niên đơn vị (UV BCH Chi đoàn lưu học sinh trường KIXI) và Người đỡ đầu một lớp dự bị đại học. Mải vui họ đánh thó mất (chấn lột).
          Nhiều người bị kỷ luật về trước hạn vì vi phạm quan hệ như có thai đối với nữ sinh viên ta...
          Thế mà Hồ Thị Hà không có thai sớm không vi phạm.
          Chúng tôi cũng thế. Thực phẩm khan hiếm, tìm mãi mới mua được một ít lại bị họ sung công mất. Bụng lưng lửng thì khó làm tình. Song quan niệm trinh tiết cũng được giữ vững. Tức là tôi vẫn chưa hủ hóa được ai.
          Thế là học tiếp vui vẻ. Hè đi nghỉ Odetxa lần thứ 2 chỉ còn 12 ngày do học sút đi. Bạn giảm vé nghỉ 1/2.
          Tôi lên Ủy viên BCH Chi đoàn lưu học sinh trường. Song chỉ được 1 năm thứ hai.
          Chúng tôi có đi làm thuê cho công trường xây dựng. Họ làm lại nhà máy, làm sân nhà cao tầng, đào hào đặt điện cao thế... Công tác đào và đắp.
          Cũng chỉ làm chừng 2 tuần thì vào năm học mới. Thanh toán không là bao nhiêu, song là đợt tập sức, tập lao động.
          Hè năm thứ 3 chúng tôi mới vào Nhà máy làm thuê, lương có khá hơn.
Không có sinh viên ở lại Khoa nhưng sinh viên năm dự bị tiếp tục học và đi các tỉnh và thành phố khác học tiếp. Cũng chưa dám yêu ai.
          Tôi lại được đỡ đầu lớp dự bị như anh Tuyến năm nào.
          Anh Hậu người Hà Nội là Đơn Vị Trưởng người Hà Nội thân tôi năm trên về nước trước có để lại cái máy ghi âm catset phát nhạc nhẹ nên chúng tôi học nhảy với nhau (với sinh viên Mông Cổ) trong kỳ nghỉ Đông. Cũng không phải là không cho phép nhảy mà cứ học thế thôi.
          Sinh viên năm trước cùng khoa có anh Bội, anh Thanh và anh Kim. Họ học trên 2 năm. Chúng tôi là lứa tiếp theo có 8 người cùng khoa ACn với tôi và 3 người trên 2 khóa phái anh Bội. Phái anh Bội cũng tham gia văn nghệ trường.
Cũng đi thực tập sản xuất 1 tháng. Không nhớ làm gì cũng là trong những nhà cao tầng. Quen nữ công nhân trẻ...
          Ba năm trôi qua, Chúng tôi đã 20 tuổi, đất nước thống nhất, vui.
          Tuy bị điểm liệt, tôi vẫn là lớp trưởng năm thứ 2. Thi lại giáo sư cho có 3 (6) điểm. Thế là không được chuyển tiếp ngiên cứu sinh. Tất nhiên thi lại thì ai chả thi lại trong đời sinh viên. Chủ yếu là thi lại phải được điểm cao.
          Toán, Lý, Cơ học lý thuyết, sức bền vật liệu, Nga văn, ...mấy môn học.
          Môn liệt là môn Kỹ thuật kim loại. Đây là môn quan trọng mà bạn đang rất tự hào về những lò luyện thép lớn họ có.
          Khu gang thép Thái Nguyên của ta do Trung Quốc giúp đỡ.
          Bạn muốn thay thế công nghệ Trung Quốc. Rất tốm kém.
          Ngay công nghệ mới về tà vẹt bê tông khổ rộng 1435mm sau này tôi tham gia cũng không áp dụng vào Việt Nam ngay được.
          Tôi quen Larisa Chernức nhân viên phòng Kế toán nhà trường trong đợt đi nghỉ mát Odetxa 12 ngày.
          Nấu lấy ăn các món khoai tây rán, mì sợi, bắp cải, cà chua, thịt bò Margarin (mỡ thực vật), cá...
          Chơi bóng chuyền, cầu lông, tập tạ, bơi...
          Kết thúc giai đoạn mình tôi là cán bộ lớp (Lớp trưởng và cán bộ Đoàn đến hết năm sinh viên thứ 2).
          Sơn, Hùng, Hà, Quân, Điện, Triều, Hiện, Long.
          Cuộc lật đổ của phái quân đội sắp bắt đầu (sau thống nhất đất nước).
          Lần thứ 2 nghỉ ở Odetxa tôi chỉ nghỉ, không thăm bạn cũ Ngô Thu Hà đang học trong thành phố, Hậu và Huệ... học Đại học xây dựng Odetxa. Về đến Kiev thì biết tin Lê Kim Hoa công dân nhà C2 lẻ cùng tổ dân phố từ Tasken đã về Odetxa học đại học ngành chế biến thực phẩm, trường mà 2 bạn gái Mông Cổ học ở Kiev (Kiev cũng có).
          Lúc này bạn bè nhiều, 2 người nhạc sỹ nữ tương lai ở Nhạc Viện Odetxa cũng vui vẻ khoe "Đất lành chim đậu", song tất nhiên mình nghèo thì đậu không nổi.
          Tôi quen thân anh Nguyễn Xuân Cung người cùng huyện Yên Thành, cùng quê Nghệ An học trên 1 năm khoa Xây dựng Đô thị, anh Thành, anh Chính khoa anh Cung ở khu nhà cao tầng đằng sau Ký túc xá số 5.
          Khoa Kiến Trúc có anh Lai, anh Quế... Khoa nằm trên dãy phố khá xa Ký Túc Xá số 5 trên phố Giáo Dục của chúng tôi.
      

           6. Tham gia làm thêm
          Năm thứ ba, hè sau khi đi nghỉ ở Ođetxa về, tôi tham gia đi làm thêm.
          Anh Đinh Mạnh Hùng tìm được việc làm ở một công trường xây dựng.    Anh mời tôi tham gia đi làm thêm.
          -Cậu tập thể thao làm gì? Làm thêm vừa có tiền, vừa tập lao động. Sức khoẻ cũng tăng lên nếu tham gia lao động.
          Ba năm đầu, tôi tham gia rèn luyện sức khoẻ, tập chạy, bơi, tập tạ. Cung thể thao nhà trường cũng tạo điều kiện tập luyện.
          Các nhà nghỉ cũng cho mượn dụng cụ trượt tuyết, bóng bàn, cầu lông để tập luyện. Dù sao thì các kỳ thực tập hái táo, lắp điện nhà cao tầng, hàn điện Bảng điện tử chỉ một tháng mỗi năm. Chúng tôi còn hai tháng hè.
          Thế là đi làm.
          Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô cũ lúc bấy giờ là ông Leonit Ilich Brêgiơnep có nói về xây dựng Chủ nghĩa xã hội như sau:
1.     Xây dựng mới nhà máy, công xưởng, đô thị ở đất mới còn hoang hóa.
2.     Xây dựng lại nhà máy, công xưởng, đô thị sau khi phá dỡ cơ sở cũ nát khấu hao xong.
          Lúc này cả hai phương án được nước bạn áp dụng rất khẩn trương.
          Ở Kiev, nhà cao tầng xây hàng loạt ở các khu đất mới. Dân số tăng nhanh chóng đáp ứng nguyện vọng của thế hệ trẻ là được sống và làm việc ở các đô thị.      Khu đô thị mới (microraion) mọc lên hàng loạt.
          Mấy vườn táo gần trường biến thành nhà cao tầng, thay đổi hẳn diệu mạo thành phố.
          Chúng tôi tham gia xây dựng lại một nhà máy. Là lao động phổ thông.    Xây dựng lại thì nhà máy cũ ở ngay trong thành phố, đi làm gần.
          Đào đất bằng xẻng, dùng búa khoan đào những chỗ đất cứng, nền nhà máy cũ. Đào rãnh đặt cáp điện, đặt tấm đan lát nền sân nhà cao tầng trụ sở cơ quan, đường dẫn vào nhà cao tầng.
          Làm đến khai giảng thì thôi. Nhìn chung công nhân xây dựng họ lương thấp. Họ chỉ hy vọng được phân nhà ở. Một căn hộ là đủ bù vì giá ngoài đắt.
          Hè các năm sau, chúng tôi vào nhà máy xin việc làm. Lương có khá hơn nên chúng tôi đi làm đến khi về nước.
          Hòm đồ bốn tạ là vinh dự khi tôi về nước.

          7. Kỳ nghỉ đông đầu tiên
          Mùa Đông năm sinh viên thứ 2, chúng tôi đi nghỉ ở Nhà nghỉ Nhemirop.
          Khu nhà cao tầng có tiện nghi tốt. Căn hộ khép kín cho hai người. Lúc này, đi trượt tuyết là thú vui của cả bọn.
          Đang hăng hái thì trước mắt tôi hiện ra cảnh một cô gái đang bị ngã. Hai cái gậy trượt tuyết văng ra xa, chân vướng giày trượt tuyết, cô gái chưa ngồi dậy được.
          Tuyết phủ dầy trên mặt đất một màu trắng sạch sẽ. Có ngã cũng không bẩn quần áo. Vườn táo, mận, lê rụng hết lá là nơi trượt tuyết tốt. Dọc con đường ra hồ, vết trượt lằn sâu thành một vệt trắng. Chúng tôi đang trượt ra phía xa khỏi nhà nghỉ.
          Trông bề ngoài, cô gái bị ngã có vẻ một nữ châu Á. Cái áo măng tô còn mới ôm gọn thân thể trẻ trung. Tôi khẽ hỏi bằng tiếng Việt:
          -Bạn học trường nào?
          -Im from Mongolia (em từ Mông Cổ tới), cô gái đáp bằng tiếng Nga.
          Tôi ngượng đỏ cả mặt, cứ tưởng người Việt Nam.
          -Im from Viet Nam (tôi nói bằng tiếng Nga) và đỡ cô gái dậy.
          Việc quen nhau như thế là trót lọt.
          Chúng tôi như trong mơ, vui vẻ cùng nhau trượt tuyết. Khi về thì một sự bất ngờ nữa lại xảy ra.
          Một cô gái lạ đến chào và nói với cô bạn mới khá gay gắt bằng thứ tiếng Mông Cổ mà tôi không hiểu. Sau này tôi mới biết đại khái là người Mông Cổ chúng ta tuyết thế này chưa dày, cưỡi ngựa, bắn tên giỏi, sao lại để anh Việt Nam giúp?
          Thế là cô gái trẻ ngượng lại là đã đánh lừa tôi để bắt quen.
          Tôi đành quen cả hai.
          Cô chị rất ý chí. Cô ta khoe là trưởng tộc nữ của người Mông Cổ. Phía Việt Nam tôi là lớp trưởng, trưởng Nguyễn nên là môn đăng hộ đối. Chúng tôi chơi trò tìm hiểu nhau.
          Anh Nguyễn Mạnh Hậu là Đơn vị trưởng lúc về nước có cho tôi mượn một máy ghi âm cát xét. Tôi bật máy và mời họ nhảy. Chúng tôi ôm nhau nhảy slow vui vẻ. Trong phòng nên em chiều. Cũng dễ. Mình ôm lưng cô gái, xoay theo nhịp nhạc là xong.
          -Khi vào hội trường, anh cứ nhảy thế này với em là được, cô gái dặn.
          Nhảy tự do thì còn dễ hơn. Vung tay chân tuỳ ý. Nhảy van là khó nhất.
          Nhạc vanxơ thì mình chỉ được ngồi xem.
          Thế là chúng tôi đến Hội trường để nhảy vào thứ bẩy, chủ nhật.
          Dàn nhạc sống dạo những bản hay, mọi người ngồi xem hoặc nhảy với nhau. Tôi tập hoà nhập với cô gái Mông Cổ trong số khách nhảy.
          Những cô gái Nga xinh xắn phái Larisa cũng muốn nhảy với chúng tôi.    Họ đang đợi cơ hội làm quen...
          Một lần, tôi không kìm được ham muốn, đang nhảy, tôi cúi xuống tìm cặp môi em. Em đáp lại nhè nhẹ làm tôi ngây ngất. Chúng tôi trao nhau nụ hôn đầu...
          "Nhớ những cái hôn đầu tiên, anh không dành cho em..."
          Buổi Hội diễn Trường Dược năm ấy, nghe Trần Tiến biểu diễn, tôi không hiểu cái hôn đầu tiên họ dành cho ai? Mãi nghe hết bài hát, tôi thầm ngượng và tiếc cho họ. Chiến tranh khốc liệt đã giết đi bao thanh niên chưa biết nụ hôn nào.
          Tôi đã nhường nụ hôn đầu cho một cô gái Mông Cổ.


          8. Larisa

          Larisa là một cô gái để lại trong tôi nhiều cảm xúc. Tôi muốn viết về em đã lâu, nhưng chưa có dịp. Sáu năm học ở Kiev là một thời gian dài. Những hoạt động thanh niên của tôi cũng khá nhiều.
          Tôi quen Larisa trong chuyến đi nghỉ biển hè năm sinh viên thứ hai.

          Đoàn tầu đang đi nhanh về phía trước. Trong toa nằm, tôi chưa buồn ngủ. Mở cửa toa, tôi bước ra ngoài. Một cô gái đang đứng ngắm cảnh ở hành lang. Tôi không biết đấy là Larisa.Tôi chỉ thấy em trẻ và xinh. Người nhỏ nhắn, thiếu nữ, em làm tôi ngỡ ngàng.
          -Kak vac zovut?(Tên em là gì?) Tôi mạnh dạn hỏi.
          -Larisa, Larisa trả lời. Em cũng đi nghỉ cùng anh mà. Em nói thêm.
          Thế là Larisa dãi bầy là còn mấy vé nghỉ, Khoa Ngoại quốc chia cho phòng Tài chính kế toán nhà trường đi cùng. Larisa là nhân viên mới tuyển. Em là con cháu cán bộ trong trường. Đi làm sớm giữ chỗ rồi học tại chức. Phương án hơi vất vả, nhưng chắc chắn. Không phải đi xa sau khi ra trường.
          Tôi lúc này cũng không biết là sau này mình phải đi xa và sau bốn năm mới xin về làm việc ở thủ đô Hà Nội được.
          Tôi chỉ nhìn em có cảm tình. Em đi cùng bà Valia nhân viên khoa Ngoại Quốc (Phụ trách sinh viên nước ngoài) và một cô bạn gái Irina. Họ ở một khoang tầu cùng một người thầy trẻ dạy Cơ học lý thuyết là Phó Giáo sư Obremxki. Chúng tôi thân nhau lúc nào không biết.
          Lúc này Trường Đại học Xây dựng Kiev (1972-1993) chưa đổi tên là Trường Đại học quốc gia tổng hợp xây dựng và kiến trúc Kiev (năm 1999).
          Anh Lai là sinh viên năm trên. Anh là điển hình của tuýp sinh viên Việt Nam yêu người trong nước và gắn bó từ thời sinh viên. Bạn gái của anh là chị Hoà. Hai anh chị muốn tôi kết thân với các thiếu nữ trong nước đi du học. Nhạc viện Ođetxa là nơi họ mời tôi tới thăm. Chúng tôi là sinh viên Việt Nam học cùng trường đi nghỉ với nhau. Khoa Kiến Trúc của anh ta rất nổi tiếng (sau này nó có trong tên trường).

          Hai anh em đi dọc phố. Hoa dẻ nở đẹp. Mùa hè ấm áp. Chúng tôi nghe tiếng dương cầm từ trên gác vọng xuống. Họ đang bận học đàn.
          Một lát sau thì chúng tôi được vào Ký túc xá. Lên gác hai, vào phòng, hai cô gái ở cùng phòng người Việt Nam.
          Tôi được đi xem mặt họ. Nhã nhặn, tôi nói chuyện xua tan sự bỡ ngỡ và khách sáo. Một cô là con gái nhạc sỹ Nguyễn văn Tý cùng quê Nghệ An.
          Chúng tôi rủ nhau đi tắm biển. Đánh tú lơ khơ trên bãi cát. Bọn Việt Nam đông nên rất vui. Chúng tôi chụp ảnh, tắm, bơi.
          Tôi bơi khá xa. Cái gờ đá ở ngoài khơi biển Ođetxa, xây chắn sóng ai bơi khá đều biết. Bơi đến đấy là được nghỉ. Đứng trên gờ đá nước chỉ đến đùi, có chỗ đến ngực.
          Một số thanh niên đứng câu cá trên gờ đá. Tiếc là chẳng có cá mấy.
          Trong bộ đồ tắm thì hai thiếu nữ ta không thua Larisa. Họ trắng và thon nhưng không cao bằng. Tôi quên cả Larisa và vui vẻ cùng hai cô.
          Anh Lai cùng chị Hoà cũng tán thành.
          Buổi tối, chúng tôi hay ra sân đánh bóng bàn. Bóng chuyền thì chơi ban ngày. Cầu lông và cờ tướng, cờ đam. Thanh niên vui vẻ không biết yêu là gì.
          Cảm giác yêu đương bị che khuất do hoạt động rèn luyện thể lực.

          Tôi chưa va chạm với một người con gái nào. Nhất là với các thiếu nữ Ukraina. Mải chơi, tôi không biết là bà Valia và Larisa vẫn đang chăm chú theo dõi tôi. Một hôm, đang thu xếp về nhà nghỉ thì tôi tình cờ gặp lại Larisa. Em mặc bộ đồ tắm màu xanh. Bà Valia thì đang ngồi tắm nắng.
          -Anh về làm gì sớm thế? Larisa ngăn tôi không cho về.
          Tôi choáng váng và lấy làm ngượng vì đã quên em. Em vẫn xinh quá. Hai cô gái Việt Nam cũng thấy thế. Nữ Tây họ có nhan sắc.
          -Em cũng tắm ở đây à? Tôi hỏi Larisa.
          -Vâng. Em ở đây từ sáng. Em thấy anh đang vui cùng bạn bè nên không tiện.
           -Anh Lai về trước, em có tý việc. Tôi xin phép anh Lai.
          Việc Larisa có cảm tình với tôi là việc đột xuất. Anh Lai cũng rất ngưỡng mộ các cô gái Nga. Thế là chúng tôi ở lại. Tôi đang mang cái máy ảnh Đức. Vui, tôi chụp cho các bạn Quốc tế mấy kiểu lấy lòng. Sau đó, tôi nhờ một bạn:
           -Bạn chụp cho chúng tôi một kiểu làm kỷ niệm nhé.
           Larisa và bà Valia đứng xuống nước che phần dưới cơ thể. Tôi đứng ở giữa ôm cả hai nhè nhẹ. Cảm giác run run như một dòng điện chạy qua khi tay tôi chạm lưng cô gái. Đúng là tôi đã chạm vào lưng em. 
          Larisa có mời tôi đi nhảy ở sàn nhảy tập thể. Tôi sợ bọn đầu gấu gây sự nên từ chối. Em nhảy với một cậu Ả rập. Em nhảy rất đẹp. Anh ta cầm tay cho em nhảy vui vẻ. Rất đàn anh.
Chúng tôi được đi xem Ba let ở Nhà hát lớn Ô đét xa. Thầy giáo Obremxki  lại cho chụp ảnh chung. Tôi lại ôm qua lưng em. Em không nói gì, Chúng tôi nói chuyện riêng trong Nhà hát với nhau. Mọi người nhắc nhở là nên để lúc khác.  Cậu Ả rập không đi xem hát. Chắc ở trường khác.
          Thấm thoắt trôi qua kỳ nghỉ lúc nào không biết. Chúng tôi quay trở về Kiev học tiếp năm thứ ba. Larisa cùng cô bạn gái Irina đi mua vé tầu hoả cho tôi về Kiev. Tôi nghỉ nửa vé. Cô bạn gái có đem một cậu bạn trai người Ukraina đi cùng đề phòng đầu gấu và say rượu.
          Tối hôm ấy, chúng tôi đi mua vé tầu. Larisa đi cặp với tôi như một bạn trai.

         
Tôi và các bạn đáp xe lửa về Ki ev. Larisa và bà Valia ở lại Ođetxa nghỉ nốt 12 ngày (nửa vé).
          Tôi làm được một lô ảnh và chờ em trở về.
          Anh Lai rửa hộ phim và vui vẻ khi thấy tôi cũng quen được hai cô gái cùng trường. Anh khai là Larisa xinh gái, tiếc là phim bị xước.
          Phòng Tài chính Kế toán là nơi phát lương cho sinh viên ngoại quốc. Họ ở trong phòng, chúng tôi ở ngoài. Có một cái lỗ để thò tay vào chìa thẻ sinh viên ra, lấy lương và ký nhận tiền. Học bổng 70 rúp đủ sống.
          Tôi chui vào phòng quan sát. Phòng rộng và nhiều người làm việc cùng. Các bà , các chị khen ảnh đẹp và tiếc là Larisa đeo kính râm. Không kính thì còn thấy cả đôi mắt nữa. Cũng rất đẹp.
          Tôi được thưởng một cái kẹo. Ngậm và không khai.
          Trường hay tổ chức nhảy và ca nhạc ở hội trường tối thứ bẩy hàng tuần.
          Larisa hình như thất tình. Hình như em yêu cậu Ả rập. Cậu ta biến mất.
Larisa bị xuống sắc. Em gầy đi, không còn nhan sắc như trước.
          Sau này, khi thống nhất đất nước rồi, chúng tôi được dự nhảy. Tôi có mời lại mà em không nhận lời. Chúng tôi chỉ là bạn bè.
          Do làm trong Trường, chúng tôi gặp nhau luôn. Em hay đi ăn giữa ca ở Buphet (quầy ăn đứng) tầng một.
          Tôi vẫn nhớ một lần năm cuối gặp nhau, Larisa vẫn nói:
          -Anh Sơn là một sinh viên học khá. Nhìn chung trong thời gian là sinh viên anh không vi phạm gì. Những ấn tượng tốt về anh Sơn làm tôi nhớ mãi.
          Tôi không nói gì. Em khô và gầy. Không biết em có học đại học tại chức không?
          Tôi biết mình không xứng với Larisa. Nhưng tôi không vi phạm em. Tôi chỉ yêu qua nhiều thiếu nữ. Tôi nhảy với nhiều người, hôn nhiều cặp môi.         Nhưng tôi vẫn chưa được hôn em. Tôi chỉ nhớ mãi lần va chạm ấy. Hình như tôi lao vào ăn chơi để trả thù em.
          Tôi nhớ em tên là Larisa Chernức.
          Khi tôi về nước, Larisa vẫn đang làm việc ở Phòng Tài chính Kế toán nhà trường.
          Bà Valia thì làm việc ở Khoa Ngoại quốc. Bà là một phụ nữ tốt bụng.
          Tôi vẫn chưa yêu được ai, chưa đánh mất gì. Yêu sơ sơ thì nhiều.
          Tôi không có dịp quay lại Kiev lần nào.
          Có lẽ Larisa là nữ Ukraina đầu tiên mà tôi có cảm tình.
          Dù sao thì mình cũng không nên tiếc làm gì mối tình đầu không thành. Có lẽ, chúng tôi đã bị cậu Ả rập qua mặt...
          Hết năm thứ 2 sinh viên vào năm học mới tháng 9 năm 1975 chúng tôi tiếp tục là bạn bè với Larisa, Irina và hai chị em cô Mông Cổ đến khi về nước.
          Kiev, Vinnhitxa, Odetxa là 3 thành phố, tình mà chúng tôi vãng lai. Nhà nghỉ Nhemirop là nghỉ nhiều lần nhất. Ba hay bốn lần gì đấy. Tôi còn giữ được cuốn sách an bum ảnh tỉnh Vinnhichina mà mình đi giao lưu từ nhà nghỉ đến thăm được trường cao đẳng sư phạm tỉnh Vinnhichina, Ukraine tặng.
          Vinh là tỉnh lị của Nghệ An. Vinnhichina là tỉnh cùng vần tên với thành phố Vinh. Tình hữu nghị với bạn qua mấy mùa Đông ấm cúng.  Thanh niên trong thị trấn Vinnhitxa thân chúng tôi.
          Năm thứ hai tôi làm UV BCH Chi đoàn lưu học sinh trường, lớp trưởng lớp ACn.
Song điểm 3 môn Kim Loại Học đã làm tôi không được bầu vào BCH Chi đoàn năm tiếp theo nữa.
            Năm thứ hai trôi qua, sau 30/4 năm 1975, sau hè năm 1975 lưu học sinh Việt Nam sang đông. Tiến hành bầu Đơn vị trưởng. Anh Long người Nghệ An cùng lớp với tôi lên làm chúng tôi lại thắng. Anh Chính Đơn vị trưởng sinh viên khoa Xây dựng đô thị cùng khoa anh Cung hình như về nước.
          Anh Chính lên sau anh Hậu. Anh Trịnh Giang Long lên sau chót.
Đến khi về nước anh Long vẫn giữ chức và mới nhường sinh viên ở lại bầu Đơn vị trưởng mới.
          Người Đơn vị trưởng sau anh Long này chúng tôi đã không biết vì về nước rồi.

          9. Mấy lời cuối.
          Ba năm đầu du học chúng tôi học hết năm thứ 2 đại học. Đây là những năm tôi được làm cán bộ lớp.
1.     Lớp trưởng lớp dự bị đại học năm học 1972 - 1973 trường KIXI, Đội trưởng Đội hái táo nông trang tập thể (hè 1973).
2.     Lớp trưởng lớp sinh viên Việt Nam khoa ASn trường KIXI năm thứ nhất  năm học 1973 - 1974
3.     Lớp trưởng lớp sinh viên Việt Nam khoa ASn trường KIXI, năm thứ hai năm 1974 - 1975, Ủy viên BCH Chi đoàn lưu học sinh trường KIXI năm thứ 2.
Sự phấn đấu chung của lưu học sinh làm cho thành tích của tôi không vượt lên so với mọi người. Sau thống nhất năm 5/1975 số lưu học sinh mới sang có nhiều anh chị em cán bộ đi học  chủ trương dùng cán bộ đi học làm cán bộ lớp. Anh Trịnh Giang Long người Nghệ An cùng lớp nguyên là cán bộ kinh qua nghĩa vụ quân sự lớn tuổi hơn (sinh năm 1950) ứng cử và lên Đơn vị trưởng kiêm lớp trưởng lớp ASn năm thứ ba.
Tôi chỉ còn là lớp trưởng đối ngoại của lớp ASn năm thứ ba trường KIXI.
Khoảng thời gian từ 9/1972 đến 9/1975 tôi đã lớn lên gần 20 tuổi, khỏe mạnh lên nhiều. Tiếng Nga và lối sống ở nước bạn nói đã quen. Tôi đã nhập gia tùy tục.
Song ở nhà anh Sâm xuất ngũ về Ga Hà Nội làm việc. Cô Hương tòng quân làm chiến sỹ ở Học viên quân sự Hà Đông. Hai người thoát ly tự lập.
Nhờ quân đội rèn luyện anh Sâm và cô Hương là cựu chiến binh và tiếp tục là cán bộ nhà nước.
Văn 15 tuổi và Dũng 12 tuổi thì còn nhỏ và tiếp tục là học sinh.
Thống nhất rồi, khả năng đỗ đạt về nước là có thật. 
Mấy bạn ở Chi Lê có binh biến tướng Pi Nô chét lên cầm quyền đã khó về nước sợ bị bắt vì chế độ không phù hợp.
Hai đại sứ chuẩn bị sát nhập sau Quốc hội 1976...
Mastxcova vẫn là nơi có đại sứ quán Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Tất nhiên là cũng biết là bỏ qua (thoát tổng động viên) nhưng cũng sẽ bị đánh giá thấp...



Thứ Tư, 26 tháng 10, 2016

Nhớ Lại Những Nhiệm Kỳ Của Chúng Tôi

Trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBNDP. Vĩnh Tuy

Mới về làm công dân phường Vĩnh Tuy (2004 - nay) bên vợ vài ngày đã có cuộc họp Tổ dân phố đầu tiên mà tôi tham gia. Ông Võ Duy Bang Ủy viên HĐND phường phụ trách khu 19 tổ chức bầu ông Lê Chính lên Tổ trưởng dân phố. Ông Đỗ Nghi làm tổ phó cho ông Lê Chính.
Ông Lê Chính cùng tên là ông Tổ trưởng dân phố Nhà C2 Kim Liên nơi ở cũ của tôi nhiều năm liền. Song trước lúc tôi lấy vợ thì ông Lê Cường xin lên thay. Ông Lê Cường trẻ hơn. Bà Trang lên mới cất nhắc tôi lên tổ phó (Trưởng tầng ba). Quyết định của Chủ tịch phường do bà ta giữ. Tôi mượn pho to 1 bản.
Thế mà đấy lại là bản quyết định quý hóa mà ông Nguyễn Xung Kích Chủ tịch UBNDP. Kim Liên ký cho chúng tôi.
Tôi có hàm tổ phó dân phố. Là do tôi có hàm Đội phó Xuất khẩu lao động Liên Xô cũ về nước..
Tôi được bà Toàn giúp mở lớp gia sư tiếng Nga cho học sinh Nhà C2 hai lần. Nhiều học sinh của tôi nay là chủ hộ và vẫn nhớ xưa tôi gia sư.
Tầng ba anh em làm nên và tất nhiên tôi vẫn được họ quý. Là do tôi làm viên chức nhiều năm liền không tham chức quyền mà làm chuyên viên ngạch thấp (A1) vượt khung thôi.
Bắt đầu con đường công danh là kỹ sư chậm lương, sau nhiều năm thì được lên đúng niên hạn chuyển chuyên viên và vượt khung về hưu.
 Lũ nhân viên chúng tôi đều như vậy. Lương hưu cũng gần 5 triệu.
Thế là ông Lê Chính (Tổ trưởng, đảng viên đại úy hưu non) mời tôi làm thư ký cho ông ta để viết biên bản họp tổ dân phố. Tổ nay là 19D khu 19 phường Vĩnh Tuy.
Sau 2 năm 2004-2006 tôi hy sinh để 2 ông tái ứng cử nhiệm kỳ thứ 2 liên tiếp 2006 -2008.
Ông Nguyễn Công Chiến thay Lê Chính sau 2 nhiệm kỳ. Ông Đô Nghi làm tiếp tổ phó 2008 2010.
Ông Vũ Trọng Văn làm tiếp Tổ trưởng. Nguyễn Thế Sơn làm Tổ phó. Sau 1 nhiệm kỳ 2010 2012 thì ông Bùi Tuấn sinh con thứ 3 ông Văn đổ.
 Nguyễn Thế Sơn lên tổ trưởng và Nguyễn Quốc Thịnh lên tổ phó.
Lúc này tôi do gương mẫu về kế hoạch hóa gia đình lại được ra làm ủy viên thư ký tiếp viết biên bản cho ông Thế Sơn.
Sau 2 nhiệm kỳ 2012-2016 chúng tôi mãn nhiệm.
Chính quyền khu 19 gồm:

  1. Chu Boong Bí thư chi bộ Khu 19
  2. Nguyễn Anh Hào Phó Bí thư chi bộ, Phó Chủ tịch MTTQ phường,  UVHĐ ND phường, Chấnh Thanh tra phường Vĩnh Tuy kiêm Trưởng Ban Công tác mặt trận Khu 19 nhiệm kỳ 2010-2015.
  3. Đồng Thị Việt Ủy viên dảng bộ, UVHĐ ND phường Vĩnh Tuy, Trưởng Ban Công tác mặt trận Khu 19 nhiệm kỳ tiếp theo 2016 - 2021.
  4. Đặng Thị Rạng Phó Chủ tịch Ban đại diện thanh niên xong phong phường Vĩnh Tuy.
  5. Chi Hội người cao tuổi 19
  6. Chi hội cựu chiến binh
  7. Chi hội khuyến học 
  8. VV và...VV
Sang năm 2017 sẽ bầu mới Tổ trưởng và tổ phó tổ 19D.
Blog ấy sẽ rõ


Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016

Sửa chữa hư hỏng khi truy cập Internet


hợp Đồng Cung Cấp Và Sử Dụng Dịch Vụ Viễn Thông giữa Trường THCS Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội và Trung Tâm Dịch Vụ Khách hàng VTHN đã ký giữa hai bên (xem ảnh minh họa). Trung tâm cung cấp gói cước Internet Tài khoản TRANOANH23 cho nhà tôi. Thợ lắp đặt xong và nhà tôi có thuê bao Internet.
Ngày ký Hợp đồng là ngày 30/12/2008.
Thế là tôi truy cập Internet từ năm 2009 và cước sử dụng 77,000 VND/ 1 tháng trả cho trường. Trường trả cho Trung tâm.
Ngoài máy vi tính, thiết bị ngoại vi là Modem và dây ADSL thêm vào kết nối từ Trung tâm đến.
Thỉnh thoảng mưa gió, chuột cắn dây ADSL... làm mất tín hiệu không tìm thấy máy chủ cung cấp web tôi lại điện thoại mời thợ đến sửa. Đầu tiên họ xem dây kết nối và Modem điều chỉnh tín hiệu và cho phép sử dụng tiếp.
Hôm nay tôi làm việc như sau:
- A lô tôi bị hỏng truy cập Internet tài khoản TRANOANH23, NHỜ CHỊ XEM LẠI.
- Anh rút Modem ra một lát, đóng lại, cô nhân viên điều hành. Tín hiệu đã có chưa?
- Modem TP LINK tôi đóng vào và thấy tín hiệu xanh nút powers, ADSL, INTERNET, số 1 có đèn xanh.
-Thế anh đã truy cập được chưa? Cô ta hỏi?
-Chưa. "Server not found" chị ạ. "Problem loading page."
-Tôi sẽ cho thợ đến kiểm tra đường dây và truy cập, anh tiếp nhé?
-Vâng.
Gần trưa anh thợ đến kiểm tra một lát, kết nối (truy cập) cả 2 Bộ trình duyệt Google Chrom và Mozilla Farefox đều làm việc. Trên gác máy của con gái cũng truy cập được Internet.
Anh thợ nhờ tôi ký nhận sửa Internet vào Giấy chứng nhận là chất lượng dịch vụ tốt. Tôi ký bừa.
Thế là mời nước mát và 50K bồi dưỡng.
Nhưng một số tài khoản (Tweeter, Blogger) bỗng nhiên không truy cập được, tôi kiểm tra dần...
Nhìn chung mình tự phấn đấu thêm xem sao.
Chia sẻ cho các bạn thấy Hợp đồng Cung Cấp dịch vụ Internet và cuộc làm việc gần nhất với nhân viên Trung tâm Khách hàng.

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2016

Cái Quyết Định Kỷ Luật ngày 13/3/1990

Trong đời làm việc chúng ta không chỉ có thăng hoa tiến chức, gặp may mà cũng nhiều khi bị kỷ luật cách chức. Rất đau khổ trải qua đứng dậy và vươn tới. Tôi kể lại chuyện mình bị kỷ luật cho các bạn nghe nhé?


Tôi lên đường bay sang Matxcova đi XKLĐ ngày 8/8/1989 và đến nước CHLB Nga ngày 9/8/1989 là phiên dịch hợp tác lao động cùng 2 Đội 14 và Đội 15. Anh Võ Kim Thanh Phó Ban LĐ VN ra đón và đem hộ chiếu về Đại Sứ quán làm thủ tục nhập cảnh. Khai Hải quan cho anh em, vào thành phố Matxcova xong chúng tôi đến ngay sân bay nội địa đáp máy bay về Vùng Gorlopca. Bay làm 2 chuyến đến Donhetxco rồi đi ô tô buyt về Ký túc xá nhà máy.
          Giám đốc Nga ký quyết định tuyển dụng 100% anh em, vui quá. Tôi sơ suất để quên quyết định bổ nhiệm "Phiên dịch-Đội phó" của Cục HTQT - Bộ Lao Động ở nhà (Việt Nam) may họ không hỏi là vui. 
Bạn cấp giấy đi lại như sau:
Giấy đi lại trong tỉnh Donhetxco
Trong giấy này có ghi nơi làm việc là Nhà máy cơ khí Mỏ ở thành phố Gorlopca và địa chỉ tạm trú là phố Thanh Niên nhà số 19A.

          Thời gian học tiếng và học nghề trôi qua (8/1989-3/1990) là 7 tháng . Chúng tôi tổ chức làm Lễ Bế mạc học ngoại ngữ hẳn hoi
Tôi bên phải cùng Đội trưởng, ủy viên đảng bộ Vùng Gorlopca Nguyễn Văn Trác của Đội 14 trong Lễ



Ngày 13 tháng 3 năm 1990 sau cuộc họp Lãnh đạo Vùng không có mặt 2 Dịch viên, ông Phó Giám đốc Bunlgacop AP phụ trách Việt Nam và Lãnh đạo Vùng đồng ý ký quyết định chấm dứt HĐLĐ với 2 dịch viên, đề nghị Đại sứ quán giải quyết về việc làm tiếp theo.
                   Quyết định như sau:
..........................................................................

          QUYẾT ĐỊNH
         
          1. Buộc công dân Việt Nam, đồng chí Nguyễn Đông Sơn, thẻ No 530005, phiên dịch viên tiếng Việt, phải thôi việc khỏi nhà máy từ ngày 13/3/1990 do không thích hợp với cương vị đang giữ.
..............................................

          Tôi rất bất mãn là do đột ngột quá và từ việc đang làm việc tốt bỗng nhiên bị đuổi việc. Thật là bất ngờ. Thế nhưng tôi vẫn thanh toán với Nhà máy rồi lên Đại Sứ quán báo cáo.
          Sau khi nghe anh Khiết cán bộ Ban Quản Lý Lao Động báo là Nhà máy mà đuổi việc là phải về nước và dặn là về Vùng nhờ bạn mua hộ vé máy bay đem lên Ban nhận thủ tục về nước, tôi quay lại Vùng.
          Nghe anh em loáng thoáng là hễ có quan hệ bất chính với gái Nga là bị đuổi việc ngay, tôi ngượng quá. Công nhân nghỉ việc 1 tuần không lý do là bị đuổi việc.
          - Công nhân ta bị đuổi việc nhiều - Anh Thái Đào thư ký Công đoàn Vùng ta thán.
          Sau khi nghe tôi trình bày việc lên Sứ quán và ý kiến của Sứ quán, ông Phó Giám đốc khuyên tôi viết đơn xin về nước trước hạn theo nguyện vọng cá nhân và hứa là sẽ hủy án kỷ luật đuổi việc nếu tôi chịu về nước mà thay bằng án kỷ luật cách chức (Ý ông ta là cho về nước làm kỹ sư tiếp)
          Hiện nay đối với viên chức thì có 4 hình thức kỷ luật như sau:
          1. Khiển trách
          2. Cảnh cáo
          3. Cách chức
          4. Buộc thôi việc.
           Nếu về nước làm việc tiếp (mục 3) thì phải về ngay. Tôi viết đơn ngắn như sau bằng tiếng Nga:
          -Đề nghị Nhà máy cho tôi về Việt Nam theo nguyện vọng cá nhân càng sớm càng tốt.
          Ông Bungacop vui vẻ cất đơn và nói:
          -Thế anh định khi nào thì về nước?
          -Càng sớm càng tốt, tôi nói.
          Ông Bungacop gọi điện thoại lên Phòng Bán vé máy bay ở Kiev - Ukraina:
          -A lô, chúng tôi cần mua 1 vé Matxcova- Hanoi, chị xem bán cho chúng tôi càng sớm càng tốt.
          -Chỉ có vé ngày 23/5 về sau thôi. Đặt trước hết cả rồi.
          -Thế chị cho 1 vé 23/5 nhé? Ông Bun hỏi?
          -Chỉ còn vé hạng nhất hơi đắt, bà ta nói hơn 800 rup.
          -Không sao tôi mua, tôi nói.
          -Thế chị làm thủ tục đi, mai tôi lên Kiev nhận vé và nộp tiền. Ông Bun báo cho chị BÁN VÉ.
          - Tiền đâu, ông Bun hỏi?
          Tôi đếm tiền nộp cho ông ta. Lúc này Lãnh đạo Vùng vội ra làm chứng. Anh Thái Đào là Thư ký Công Đoàn Vùng.
          -Tiếc quá đắt gấp rưỡi là ít, anh ta ta thán.
          Tôi không nói gì. Thà trả ra còn hơn ở lại thêm tháng nào đói tháng ấy. Thực ra 1 tháng ăn hết có 60-70 rup là cùng mà mình ở lâu sợ anh em dị nghị.
          Thế là có 2 tháng nghỉ không lương ở Vùng. Bạn cho ở trong Ký Túc xá nguyên tiêu chuẩn Đội phó (mình lại ăn bớt tiền đem sang, nghỉ ngơi).
          Lên Matxcova vào Ban nhận quyết định 21/5 và bay về nước 23/5.
          Quyết định về nước cũng ghi chức danh là phiên dịch không ghi là Đội phó nữa.
          Dưới đây là toàn văn quyết định CHO VỀ NƯỚC của Ban Lao Động ta:


ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM                 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
        TẠI LIÊN XÔ                                             Độc lập Tự do Hạnh phúc
BAN QUẢN LÝ LAO ĐỘNG                                          -----------------
Số: 762/LĐ-QĐ                                        Matxocova, ngày 12 tháng 4 năm 1990

TRƯỞNG BAN QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TẠI LIÊN XÔ
--------------

          - Căn cứ vào Hiệp định và các Nghị định thư đã ký kết giữa Chính phủ Cộng hòa XHCN Việt Nam và Liên Xô về việc gửi và tiếp nhận công dân Việt Nam sang học nghề và làm việc tại các xí nghiệp và tổ chức của Liên Xô:
          - Căn cứ vào đề nghị của đơn vị... Cơ khí mỏ Golopca

QUYẾT ĐỊNH
------------------

          Điều 1: -  Cho công dân           Nguyễn Đông Sơn
          Sinh ngày             21    tháng    9   năm     1955
          Quê quán:              Hà Nội
          Cơ quan cử đi Liên Xô:          Bộ Giao Thông
          Ngày đến Liên Xô:               7.8.1989
          Chức vụ, nghề nghiệp, bậc thợ:         Phiên dịch
          Về nước vì lí do:
                          Sức khỏe và hoàn cảnh gia đình
          Ngày về nước
                             23.5.1990
          Điều 2: -  Công dân ........... Nguyễn Đông Sơn
thi hành quyết định này kể từ ngày ký./.
                                                    


                                                            P. TRƯỞNG BAN QUẢN LÝ LAO ĐỘNG
                                                                       

                                                                             Võ Kim Thanh (đã ký)

          Đúng là ở sân bay anh Nguyễn Văn Khoát chưa cho xác nhận vé máy bay ngay là để điều tra bổ sung.
          Phòng cán bộ Cục HTQT cho tôi viết thư cho nữ công dân Nga Phralova Irina xem quan hệ thì tôi viết thư xã giao báo là về nước rồi và cám ơn họ.
 
Phralova Irina bạn gái của tôi
 Tôi chia tay như bạn gái. Tôi cho Cục xem quyết định của Cục phó Lê Văn Danh ghi là: Phiên dịch-Đội phó hẳn hoi 1 nhiệm kỳ 6 năm ở Liên Xô chung chung.
          Cục theo đơn công văn ngay từ cuối tháng 5 cho Ban QLLĐ VN xác nhận vé máy bay do tôi mua để làm thủ tục chuyển trả Bộ GTVT là cơ quan gửi đi.  
         
          Mãi đầu tháng 9 thì có thư tay của ông Khiết như sau: 
Thư tay của Ban Lao Động VN báo lên Cục HTQT nhận thủ tục về cơ quan

Nhà máy có xác nhận vé máy bay mua bằng tiền của tôi, trong xác nhận ghi là:
            Xác nhận của Nhà máy
         
Xác nhận là Đội phó - Phiên dịch Nguyễn Đông Sơn về nước trước thời hạn theo "Nguyện vọng cá nhân" và đã tự thanh toán tiền về nước.
                                   ngày 10.9.1990 (về 23/5/1990)
                     Phó Giám đốc phụ trách công dân Việt Nam
                      Bulgakov Anatoli Petrovich (đã ký và đóng dấu).
                                           (đã dịch ra tiếng Việt)"
Xác nhận của Nhà máy về vé máy bay do phía Việt Nam mua

          Như vậy là tôi cắt Hợp đồng với Nhà máy về nước. Cũng khai báo cáo công tác và được Vùng trưởng đánh giá về cơ bản hoàn thành nhiệm vụ và đồng ý cho về nước công tác. Thanh toán xong cả vé máy bay và mới được Bộ GTVT tuyển dụng lại.


 Quyết định chuyển trả cán bộ:

  BỘ LAO ĐỘNG                               CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM               CỤC HỢP TÁC QUỐC TẾ                                      Độc lập Tự do Hạnh phúc
        VỀ LAO ĐỘNG                                                           -----------------
Số: 252/CĐ-TC                                        Hà Nội, ngày 9 tháng 10 năm 1990

CỤC TRƯỞNG CỤC HỢP TÁC QUỐC TẾ
VỀ LAO ĐỘNG

          -Căn cứ quyết định số 19/LĐ-QĐ ngày 19-1-1980 của Bộ Lao Động quy định trách nhiệm và quyền hạn của Cục trưởng Cục HTQT về lao động:
          - Căn cứ  ...........QĐ số 762 ngày 12.4.1990...........
của Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Liên Xô
            - Theo đề nghị của đồng chí Trưởng phòng Tổ chức cán bộ:
QUYẾT ĐỊNH

          Điều 1: - Nay chuyển Anh Nguyễn Đông Sơn, Phiên dịch HTLĐ tại Liên Xô từ ngày 7.8.1989 đến ngày 23.5.1990 về nước vì: Sức khỏe và hoàn cảnh gia đình , là cán bộ do Bộ Giao thông vận tải cử đi
đến nhận công tác theo sự điều động của Bộ Giao thông vận tải và bưu điện
.................................................................................................................................
          Điều 2 - Lương và các khoản phụ cấp khác của .........anh Sơn...................
do đơn vị mới đài thọ theo giấy thôi trả lương của đơn vị cũ kể từ ngày đến nhận công tác.
          Điều 3 - Các đồng chí Trưởng phòng TCCB, Tài Vụ, HCQT, Quản lý ngoài nước và ...anh Nguyễn Đông Sơn... chịu trách nhiệm thi hành quyết định.


                                                                            CỤC TRƯỞNG CỤC HỢP TÁC QUỐC TẾ
                                                                                               VỀ LAO ĐỘNG

                            

 Nơi gửi:                                                                                 Bùi Ngọc Thanh
    - Như điều 3
   - Lưu Văn thư                                                                   (đã ký và đóng dấu)
          Trong quyết định này cũng chỉ ghi là Phiên dịch HTLĐ.
          Tất nhiên án kỷ luật cách chức thì mất hệ số lãnh đạo về làm kỹ sư và chậm lương 1 năm. (Được chỉ định giữ chức thời gian bạn tạm tuyển 7 tháng coi như làm phiên dịch hưởng lương Đội phó).
          Đền bù cho tôi là tôi được hưởng BHXH liên tục kể cả thời gian nghỉ không ăn lương là từ 8/1989 -9/1990.
          Tháng 10 đi làm và ăn lương tiếp. Lương cấp bậc 12/1988 - 10/1992 là lên bậc từ 333 đ - 359 đ chưa đầy 4 năm.
          Trong văn bản xét duyệt cho đi là làm Phiên dịch HTLĐ. Hưởng lương Đội phó. Quyết định của Cục chỉ định là Phiên dịch-Đội phó. Về làm phiên dịch tiếp song tôi là kỹ sư nên làm kỹ sư tiếp (không bị đuổi việc hẳn như bạn và Ban QLLĐ VN hứa).
          Bố tôi bức xúc nhất việc xác nhận vé máy bay chậm quá.
          Do tôi không yêu cầu nên nhà không gửi quyết định sang. Song có lẽ việc về nước không phải do tôi quên quyết định bổ nhiệm ở nhà.
          "Lý do sức khỏe và hoàn cảnh gia đình" viết là hết sức tế nhị.
          Tôi cũng tương kế tựu kế lo sống tiếp và giữ sức khỏe làm việc tiếp mà không dám kiện cáo gì.
          Mời các bạn chia sẻ?
Tôi đã hơn 60 tuổi và nhớ lại lần về nước cuối cùng...