Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

Học Tiếng Và Học Nghề


Những thành viên CLB Hà Nội Kết Nối Trái Tim ở Offline Bến Tình Người Đất Tổ, Phú Thọ.
Anh em công nhân ta được học ngoại ngữ tiếng Nga khoảng 4 tháng thay vì 6 tháng vì tranh thủ tiết kiệm thời gian và kinh phí đào tạo. Chia lớp 10 người 1 lớp có 1 cô giáo dạy tiếng Nga và 1 phiên dịch. Đội trưởng tuy chưa biết tiếng cũng phải phụ trách 1 lớp như phiên dịch. Mượn thêm lãnh đạo đội cũ đứng làm phiên dịch mới đủ cho 5 lớp (mỗi đội mới mượn 3 người). Có 2 đội của anh Trác và anh Du. Tôi và Đỗ Văn Ngoan là 2 dịch viên cho 2 đội.
Lớp học trong nhà máy. Ngôi nhà cũ nát tầng trên có mấy phòng trống để các lớp vào học.
Bộ máy người Nga phụ trách công nhân Việt Nam và Lãnh đạo các đội (15 đội cả thảy một số đội đã về nước) làm việc trong một ngôi nhà hai tầng trong nhà máy. Khuôn viên nhà máy rộng hàng hecta có nhiều xưởng (12 xưởng) và khu phụ trợ...
Cổng ra vào có gác chặt chẽ, ra vào có thẻ trình báo vào cổng.
Ký túc xá cách khoảng hơn nửa cây số.
Trường Công nhân kỹ thuật của nhà máy ở bên cạnh nhà máy là nơi học nghề. Thời gian học nghề 1 tháng. Học nghề thợ cơ khí là chính. Gia công kim loại, thao tác đứng máy khoan, tiện, phay, cắt gọt, chuốt, ...
Thời gian này chúng tôi phiên dịch vất vả vì Công nhân chưa biết ngoại ngữ.
Sau đó họ được làm thợ phụ. Thợ cả dạy mình học nghề trên máy chung cho 2 người 1 máy.
Cuối cùng là thi nghề và nhận máy đứng máy độc lập.
Liên hoan nhận Bằng công nhân bậc 1/7.
Mùa Thu, rồi mùa Đông trôi dần qua, mọi vật biến đổi nhanh chóng khi mùa xuân đến cũng là lúc mà tôi chia tay họ về nước nhận nhiệm vụ mới...
Tôi được bầu là thư ký công đoàn đội 15, có đi thăm 2 công nhân có bệnh trước khi sang là Lê Ngọc Vân giang mai và Đặng Ngọc Huệ ho lao. Họ nằm bệnh viện tỉnh Donhexco.
Hai người công nhân này về nước trước tôi. Tôi là người thứ ba.
Hạnh phúc ngắn ngủi là thời gian sống với nhau là đội phó phiên dịch, viên chức quản lý.
Tháng 5 năm 1990 tôi bay về Hà Nội.
Từ tháng 9 năm 1989 đến tháng 5 năm 1990 là thời gian ngắn chưa đầy 1 năm (hơn 7 tháng) tôi sống ở thành phố Gorlopca, tỉnh Donhexco, Ukraina.
Mua 1 chai sâm banh về mừng sinh nhật bố tôi 60 tuổi 2/6/1990.
23 năm sau, tháng 6 năm 2003  ông mất.
Bệnh viện đa khoa Thanh Nhàn (nơi bố làm Giám đốc) khám tuyển nhều công nhân đi xuất khẩu lao động.
Tôi cũng khám đi phiên dịch và đi hơn 7 tháng.
Con người ta ai cũng đi trên một con đường, người đi được 60 năm (tuổi), kẻ 70 năm (tuổi), kẻ 80 năm (tuổi)... , người làm nên đến chức nọ, quyền kia..., song vẫn là sinh, lão, bệnh tử thôi, các bạn ạ.
Câu chuyện của tôi đến đây là hết.

.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét